Chiếc Thang Của Gia-cốp
Điều gì xảy ra với Gia-cốp tại Bê-tên? “Bê-tên” nghĩa là “nhà của Đức Chúa Trời” và đó cũng là nơi tổ phụ ông Áp-ra-ham có kinh nghiệm bước ngoặc trong bước đi của ông với Đức Chúa Trời (Sáng 12:8; 13:3-4). Những kinh nghiệm bước ngoặc trong bước đi của chúng ta với Đức Chúa Trời sẽ luôn xảy ra tại Bê-tên. Nếu chúng ta không ở Hội Thánh trong sự thông công, ít nhất một nơi của các Cơ Đốc nhân và sự nhóm lại, chúng ta sẽ không đến bước ngoặc đó với Đức Chúa Trời.
Giờ đây chúng ta có vấn đề rất lớn. Trên khắp đất nước nầy, bởi những việc như “Kinh Nghiệm Toronto” và “Thất Bại Lakeland,” bởi mánh khóe vận động và sự lợi dụng tài chánh của Cơ Đốc nhân, bởi các giáo lý sai lạc, có những Cơ Đốc nhân không có nhà thờ, vì vậy họ nhóm tại nhà. Người trong các nhóm tư gia bắt đầu nhóm với người khác trong những nhóm tư gia ở trường học và những điều giống như vậy. Vấn đề là có thể Hội Thánh không gây ấn tượng, làm chúng ta thất vọng. Trên thực tế, Hội Thánh sẽ làm chúng ta thất vọng bởi Hội Thánh được tạo nên từ những người giống như chúng ta.
Gia-cốp buồn ở Hội Thánh (tại Bê-tên)—ông ngủ (Sáng 28:10-17).* Nhưng ông đã thấy gì? “Người lấy một hòn đá làm gối đầu, và nằm ngủ tại đó; bèn chiêm bao thấy một cái thang bắc từ dưới đất, đầu đến tận trời, các thiên sứ của Ðức Chúa Trời đi lên xuống trên thang đó” (Sáng 28:12).
*“Kinh Nghiệm Toronto (Toronto Experience)” và “Thất Bại Lakeland (Lakeland Fiasco)” là phong trào phục hưng của các giáo phái Ân Tứ (Charismatics) phát động ở Toronto, Ontario, Canada và Lakeland, Florida, Hoa Kỳ. Các phong trào nầy bị rất nhiều lời tố cáo, chỉ trích. ND.
Chúng ta thấy gì trong Tin Lành Giăng? Chúa Jesus nói với Na-tha-na-ên.
“Ngài lại phán: Quả thật, quả thật, Ta nói cùng các ngươi, các ngươi sẽ thấy trời mở ra, và thiên sứ của Ðức Chúa Trời lên xuống trên Con Người” (Giăng 1:51).
Đây là mô tả “Chiếc Thang của Gia-cốp.” Chúng ta có thể không nghĩ nhiều về Hội Thánh, nhưng khi Đức Chúa Trời hạ thấp xuống chiếc thang từ trời, đó là nơi cơ bản: Thân Thể Đấng Christ, Hội Thánh. Đó là nơi chiếc thang đến và Ngài trèo xuống. Khi chúng ta thấy ai đó ở ngoài mối thông công, khi họ có sự lựa chọn khả thi để ở trong mối thông công, họ có vấn đề.
Ở đất nước nầy ngày nay, chúng ta có khủng hoảng. Chúng tôi nhận được rất nhiều thư và tin nhắn từ những người bị ném ra khỏi Hội Thánh họ bởi những sự giống như Toronto. Có lần một ông từ Hội Thánh Báptít Lister Hill ở Leeds đi vào văn phòng chúng tôi, những người như vậy rất nhiều ở Toronto, rất nhiều trong lãnh đạo phụ nữ, rất nhiều nơi phong trào Ecumenism,* ông bị đuổi ra vì phản đối việc sau: Một gã đàn ông chuyển giới đã tự hoạn, mặc y phục cùng kiểu tóc phụ nữ, đến Hội Thánh và bẻ bánh ở lễ Tiệc Thánh tại nhà thờ Tin Lành Báp-tít ân tứ Toronto Blessing. Người trong Hội Thánh chấp nhận “cô” như chị em trong đức tin, và “mục vụ của cô” là bẻ bánh cho lễ Tiệc Thánh, ngay cả cho dù DNA ở mọi tế bào trong cơ thể hắn đều nói anh ta không phải “chị em” trong đức tin. Hắn là người anh em tái phạm tội, nếu thật là tín nhân, anh ta cần phải ăn năn. Họ tống ông nầy ra vì ông nói đây là sự gớm ghiếc (abomination).
*Thuật ngữ Ecumenism đến từ tiếng Hy Lạp “oikoumene” có nghĩa “toàn bộ cư dân thế giới (the whole inhabited world)” là phong trào tìm kiếm sự hiệp nhất mọi Hội Thánh hữu hình của tất cả hệ phái Cơ Đốc toàn thế giới. ND.
Người ta nói với tôi, “Điều gì sẽ còn tệ hại hơn những chuyện xảy ra ở Toronto hoặc Lakeland?” Hầu hết chúng ta xem các băng ghi hình của Rodney Howard-Browne, Kenneth Copeland, Todd Bentley cùng đồng bọn,* và vô cùng hoảng sợ. Những gì sẽ còn tồi tệ hơn sao? Nó sẽ đi đến vô luân. Điều chúng ta thấy ở Hội Thánh Báp-tít Lister Hill chỉ là dấu hiệu báo trước những gì sẽ đến. Lời Chúa cho chúng ta khuôn mẫu, còn các việc nầy sẽ đi đến chỗ vô luân. Vì vậy chúng ta có những người chẳng biết đi đâu. Mỗi ngày chúng ta nhận được các thỉnh cầu từ họ: “Tôi có thể đi đâu? Tôi có thể làm gì?”
*Rodney Howard-Browne (sanh 12.6.1961 ở Nam Phi) mục sư theo ân tứ, cùng vợ sáng lập Hội Thánh The River tại Tampa Bay, Florida, Mỹ từ giữa thập niên 1990. Kenneth Copeland (sanh 06.12.1936 ở Lubbock, Texas, Mỹ) diễn giả, tác giả, một trong các lãnh đạo phong trào ân tứ Mỹ. Todd Bentley (sanh 10.1.1976 ở Sechelt, Canada) nhân vật chính của phong trào Phục Hưng Lakeland, Florida, Mỹ. ND.
Gia-cốp không nhận thức được trong lúc ông ở nơi đó, vì thế Đức Chúa Trời bày tỏ cho ông trong giấc chiêm bao.
Người dậy sớm, lấy hòn đá của mình dùng gối đầu, dựng đứng lên làm cây trụ, đổ dầu lên trên chót trụ đó...
(Đó là nơi đã được xức dầu).
rồi đặt tên chốn nầy là Bê-tên...
(có nghĩa là “Nhà của Đức Chúa Trời”).
còn nguyên khi trước tên thành là Lu-xơ. Gia-cốp bèn khấn vái rằng: “Nếu Ðức Chúa Trời ở cùng tôi, gìn giữ tôi trong lúc đi đường, cho bánh ăn, áo mặc...
(Ông chẳng đòi hỏi nhiều, chỉ nhu cầu của mình).
và nếu tôi trở về bình an đến nhà cha tôi, thì Ðức Giê-hô-va sẽ là Ðức Chúa Trời tôi. Hòn đá đã dùng làm trụ đây sẽ là đền Ðức Chúa Trời, và tôi sẽ nộp lại cho Ngài một phần mười mọi của cải mà Ngài sẽ cho tôi” (Sáng 28:18-22).
Hội Thánh là nơi đã được xức dầu.
Một trong các vấn đề của con người thiên nhiên là hắn nghĩ mình không cần sự thông công của những tín nhân khác—rằng hắn không cần phải đến nhà Đức Chúa Trời. Tôi đã dự buổi nhóm của Doanh Nhân Phúc Âm Toàn Vẹn (Full Gospel Businessman) có người đứng lên, rồi nói: “Đức Chúa Trời đã tỏ cho tôi phải ra khỏi đây” và “tôi đã trọn vẹn trong Chúa vì vậy tôi không cần điều nầy.” Đó không phải là Đức Chúa Trời. Hội Thánh là nơi đã được xức dầu. Nếu chúng ta muốn Chúa Jesus bước xuống từ trời và gặp chúng ta trên chiếc thang đó, Ngài sẽ làm việc nầy trong nhà của Đức Chúa Trời, là nơi Ngài đã chỉ định.
Đây là một bước ngoặc, nơi then chốt cho Áp-ra-ham cũng như Gia-cốp, và cũng sẽ cho chúng ta. Nhưng con người thiên nhiên nghĩ hắn có thể đứng một mình. Không, Kinh Thánh cho biết: “Sắt mài nhọn sắt” (Châm 27:17).
Đức Chúa Trời tể trị. Chúa không đến để cứu bạn, Ngài đã đến để cứu tất cả chúng ta. Chúa Jesus không đến vì bạn, Chúa đến vì Nàng Dâu của Ngài. Bạn phải dự phần trong đó. Con người thiên nhiên nghĩ hắn có thể đứng một mình, nhưng không thể. Hắn nghĩ hắn có thể gặp Đức Chúa Trời theo kỳ hạn riêng, nhưng không thể. Chiếc thang sẽ bắt xuống trong nhà của Đức Chúa Trời. Một lần nữa, tôi cảm thấy rất tiếc cho những người dường như chỉ chọn giữa Hội Thánh của Kenneth Hagin* trên phố, hay Hội Thánh Hiệp Nhất (Ecumenism) nơi góc đường, hoặc Toronto ở dưới giường, nhưng Đức Chúa Trời có giải pháp cho vấn đề. Tôi không biết đó là gì, nhưng Chúa Jesus vẫn muốn bước xuống chiếc thang và gặp chúng ta, và việc nầy sẽ xảy ra trong nhà của Đức Chúa Trời.
* Kenneth Hagin (02.8.1917-19.9.2003) là diễn giả Mỹ theo Ân Tứ, phong trào Lời Đức Tin. ND.